Ưu nhược điểm của móng ép cọc bê tông là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây.

Ưu nhược điểm của móng ép cọc bê tông là gì?
Móng ép cọc bê tông là một trong những loại móng được rất nhiều nhà thầu, chủ nhà và chủ đầu tư lựa chọn. Đặc biệt là những công trình xây dựng trên nền đất yếu.
Vậy loại móng này có ưu điểm gì mà được dùng nhiều như vậy và loại móng này có nhược điểm gì?
Ưu điểm của móng ép cọc bê tông
Không phải tự nhiên mà móng cọc bê tông được các nhà thầu ưu tiên lựa chọn khi xây dựng các công trình nhà tầng. Ngay cả một số công trình nhà cấp 4 cũng lựa chọn móng ép cọc bê tông do nền đất quá yếu.
Chúng ta cùng điểm qua một số ưu điểm của loại móng này:
- + Thời gian thi công khá nhanh, đảm bảo tiến độ cho chủ nhà và chủ đầu tư.
- + Hạn chế ảnh hưởng đến móng nhà kế bên. Do không phải đào móng dài và sâu như móng băng. Điều này rất quan trọng khi xây dựng ở nơi có nền đất yếu dễ sụt lún.
- + Khả năng chịu tải trọng cao: là loại móng sâu, cọc bê tông được ép đến tầng đất đá cứng dưới lòng đất. Xuyên qua các tầng đất yếu phía trên.
- + Khả năng chống rung cao khi xây dựng nhà gần đường lớn. Nơi thường có các phương tiện tải nặng đi qua.
- + Biết được khả năng chịu tải trọng thực tế của móng cọc bê tông. Thông qua sức chịu tải thực tế của các cọc bê tông được ép. Thể hiện qua đồng hồ áp hoặc tải trọng đặt trực tiếp lên đầu cọc ép.
Nhược điểm của móng ép cọc bê tông
Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng loại móng này cũng có một số nhược điểm sau:
- + Chi phí có thể cao hơn một số loại móng khác trong trường hợp độ sâu lớn do nền đất rất yếu. Do đó, công trình tải trọng nhỏ như nhà cấp 4 thì thường không sử dụng mà chỉ áp dụng cho những công trình nhà tầng.
- + Do phải vận chuyển giàn máy vào để thi công nên một số công trình hẻm quá nhỏ hoặc mặt bằng thi công quá hẹp sẽ không thi công được.
- + Là loại móng sử dụng giàn máy ép cải tiến hiện đại nên một số vùng có thể chưa phổ biến, ít đơn vị thi công. Dẫn đến một số tỉnh sẽ khó kiếm đơn vị thi công móng ép cọc bê tông.
Một số loại cọc ép bê tông và giàn máy mà nhà dân thường dùng
Đối với đa số khu vực các tỉnh thành thuộc miền Nam thì chúng ta thường thấy một số loại cọc và giàn máy ép cọc bê tông chuyên dụng sau:
Cọc BTCT thường dùng cho nhà dân 1 đến 5 tầng:
- + Cọc BTCT vuông 250×250: Sắt chủ Việt Nhật hoặc HVUC. Thường dùng cho nhà từ 1 đến 4 tầng.
- + Cọc bê tông ly tâm D300: Thường dùng cho nhà từ 3 đến 5 tầng.
Tải trọng giàn máy ép cọc thường dùng cho nhà từ 1 đến 5 tầng:
- + Giàn máy Neo: Tải trọng 40 tấn, ép cọc 250×250. Thường thi công nhà từ 1 đến 3 tầng.
- + Giàn máy tải sắt: Tải trọng 70-100 tấn, ép cọc 250×250 hoặc D300. Thường thi công nhà từ 2 đến 5 tầng.
Tham khảo bài viết Nên ép cọc trước hay là đào hố móng trước tại đây.
Liên hệ tư vấn & thi công

Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm của loại móng ép cọc bê tông và một số loại cọc, giàn máy thường sử dụng cho nhà dân.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thêm thông tin gì đó hữu ích khi đưa ra quyết định loại móng phù hợp.
Khi có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ cho tôi theo số điện thoại bên dưới để được tư vấn.
Hoặc tham khảo các bài viết tư vấn khác tại đây.
SDT tư vấn: 0393572226 (Đình Vũ)