Thông số Ptk Pép Pmin Pmax là gì? Tầm quan trọng của các thông số này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Thông số Ptk Pép Pmin Pmax là gì?
Đây là những thông số được ghi cụ thể trong bản thiết kế móng cọc cho công trình xây dựng. Quy định về tải trọng của công trình và máy móc cũng như giới hạn tải trọng máy cho phép thi công.
Thông số Ptk:
Là thông số được ghi trong bản vẽ kỹ thuật của công trình. Thể hiện tải trọng của toàn bộ căn nhà, công trình tính toán theo lý thuyết.
Ptk là ký hiệu viết tắt của Tải Trọng Thiết Kế.
Ptk ghi trong phần cấu trúc móng cọc cho chúng ta biết tải trọng của một tim cọc ép cần đạt theo tính toán lý thuyết của bản thiết kế.
Thông số Pép:
Là thông số thể hiện tải trọng giàn máy ép yêu cầu cho công trình. Dựa trên tải trọng thiết kế nhân với hệ số an toàn.
Pép là ký hiệu viết tắt của tải trọng ép. (Tải trọng giàn máy ép cọc)
Thông thường thì nếu tải trọng thiết kế cần 15 tấn thì tải trọng giàn máy ép cọc sẽ cần gấp đôi là 30 tấn.
Thông số Pmin:
Là thông số kỹ thuật thường được ghi trong bản thiết kế móng cọc công trình.
Pmin là ký hiệu viết tắt cho Tải trọng nhỏ nhất.
Pmin được hiểu là giới hạn tải trọng ép cọc thực tế nhỏ nhất phải đạt được cho 1 tim cọc ép.
Thông số Pmax:
Cũng như Pmin thì Pmax cũng thường ghi cụ thể trong bản vẽ móng cọc ép.
Pmax là ký hiệu của Tải trọng lớn nhất.
Pmax ghi trong bản vẽ móng cọc ép được hiểu là giới hạn tải trọng thực tế lớn nhất cho 1 tim cọc ép.
Tải trọng tim cọc ép thực tế phải lớn hơn Pmin và nhỏ hơn Pmax.
Giới hạn tải trọng Pmax đặt ra nhằm tránh lãng phí khi sử dụng giàn máy ép có tải trọng quá lớn. Tất nhiên chúng ta hoàn toàn có thể chọn giàn máy ép cao hơn, tùy theo điều kiện kinh tế.
Tầm quan trọng của các thông số Ptk Pép hay Pmin Pmax này như thế nào?
Các thông số này rất quan trọng khi thi công móng ép cọc bê tông cho công trình. Đảm bảo độ an toàn và độ bền của công trình theo thời gian.
Chọn sai hoặc thiếu tải trọng yêu cầu thiết kế có thể dẫn tới móng cọc không còn tác dụng.
Trường hợp tải trọng máy ép không đạt Pmin (tải trọng ép nhỏ nhất) thì có thể gây sụt lún hoặc nứt lẻ theo thời gian.
Khi tim cọc ép không đạt tải trọng thiết kế (Ptk) thì coi như tim cọc đó không có khả năng chịu tải hoặc chịu tải rất nhỏ. Không đủ gánh tải trọng của toàn bộ căn nhà.
Do điều kiện thi công của từng công trình và vị trí tim cọc ép mà một số tim cọc có thể không đạt được Pmax. Tuy nhiên, tải trọng của mỗi tim cọc ép thực tế phải lớn hơn Pmin.
Tìm hiểu thêm về cách xác định tải trọng thực tế tại đây.
Quý khách hàng cần lưu ý để lựa chọn là thi công đúng tải trọng tính toán thiết kế.
Hãy liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại dưới đây nếu có thắc mắc hoặc bạn đang tìm đơn vị thi công uy tín cho công trình của mình.
Tham khảo thêm các bài viết tư vấn thi công móng cọc tại đây.
Số điện thoại tư vấn: 0393572226 (Đình Vũ)