Những lưu ý khi thi công móng cọc bê tông nhà dân, nhà phố từ 1 đến 5 tầng. Lựa chọn phương pháp nền móng phù hợp nhất cho công trình của mình.
Dưới đây là một số lưu ý cũng như một số kinh nghiệm khi thi công móng ép cọc bê tông. Một số lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng, liên quan đến độ bền theo thời gian và chất lượng móng cọc.
Hãy đọc và tham khảo để có cho mình một ngôi nhà đảm bảo chắc chắn và an toàn.
Khoảng cách giữa các vị trí tim cọc và khoảng cách từ tim cọc đến mép tường
+ Khoảng cách giữa các vị trí tim cọc:
Thông thường, khoảng các giữa các vị trí tim cọc theo bản vẽ kỹ thuật đối với các công trình nhà dân dụng là từ 3d. (Với d là đường kính hoặc thiết diện cọc ép)
Ví dụ: Loại cọc ép sử dụng là cọc vuông 250x250mm thì khoảng cách 3d = 3 x 250 = 750mm
Tuy nhiên, khi thi công các công trình nhà dân dụng có những trường hợp bắt buộc phải xê dịch vị trí tim cọc theo điều kiện thi công thực tế.
+ Khoảng cách từ tim cọc ép đến mép tường:
Thông thường, khoảng cách từ vị trí tim cọc ép đến mép tường theo bản vẽ kỹ thuật đối với nhà dân dụng là 40cm (đối với phương pháp ép Neo) và 70cm (đối với phương pháp ép Tải Sắt). Tính vuông góc từ tường đến vị trí tim cọc ép.
Tuy nhiên, trong điều kiện thi công thực tế thì có những trường hợp bắt buộc phải xê dịch vị trí này xa hơn. Để tránh vật cản (giẳng móng, đài móng cũ, đá tảng phía dưới lòng đất,…) hoặc để đảm bảo an toàn cho nhà bên cạnh khi thi công cạnh những căn nhà lâu năm xuống cấp.
Lớp bê tông lót dưới đáy đài móng và giằng móng
Lớp bê tông lót là một chi tiết nhỏ nhưng khá quan trọng khi thi công đổ bê tông giằng móng và đài móng.
Lớp bê tông lót quyết định một phần chất lượng của bê tông đài và giằng móng. Giúp bảo vệ lớp bê tông đài và giằng móng và chống mất nước khi đổ bê tông.
Thông thường, lớp bê tông lót có độ dày khoảng 10cm.
Vị trí cắt, đập đầu cọc bê tông và chiều dài thép cọc ngàm liên kết vào đài móng
Với các công trình nhà dân dụng, nhà phố sau khi ép cọc và đào hố móng chúng ta cần cắt đầu cọc ép bê tông. Đập đầu cọc và chừa thép ngàm vào đài móng.
Vị trí cắt đầu cọc ép là từ 10cm tính từ lớp bê tông lót, hoặc 20cm tính từ mặt đất.
Chiều dài thép cọc ngàm vào đài móng thông thường từ 30d – 40d tính từ vị trí cắt đầu cọc. Với d là đường kính thép. Tuy nhiên, với các công trình nhà dân dụng thì thường để khoảng 40cm – 50cm.
Một số nhà thầu không cắt xung quanh mà đập phá đầu cọc luôn. Nhưng tốt nhất là chúng ta nên cắt xung quanh cọc trước sau đó mới đập đầu cọc tránh trường hợp cọc bị bể, nứt, liên kết không tốt tại nơi tiếp giáp cọc và đài móng.
Lựa chọn phương pháp ép cọc phù hợp, đủ tải trọng yêu cầu, đảm bảo an toàn
Việc lựa chọn phương pháp ép cọc đúng và phù hợp là rất quan trọng khi thi công móng cọc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc móng nhà có đạt đủ tải trọng yêu cầu và đảm bảo an toàn hay không.
Khi tính toán, thiết kế móng cọc cho công trình thì tính khả thi của phương pháp ép cọc đưa ra và tình hình thi công thực tế là rất quan trọng.
Có những trường hợp xây dựng công trình trong hẻm nhỏ, chúng ta bắt buộc phải sử dụng giàn máy nhỏ có tải trọng nhỏ.
Do đó, để tránh mất thời gian chỉnh sửa, thay đổi bản vẽ móng thì nên tính toán, thiết kế móng cọc công trình theo điều kiện thực tế. Dựa vào điều kiện thi công thực tế để đánh giá, thảo luận và đưa ra biện pháp thi công tốt nhất cho công trình.
Xem thêm các bài viết tư vấn về ép cọc bê tông nhà dân, nhà phố 1 đến 5 tầng tại đây.
Liên hệ tư vấn thêm về những lưu ý khi thi công móng cọc bê tông
Mọi thông tin thắc mắc về thi công ép cọc cũng như cần báo giá thi công hãy liên hệ qua số hotline. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình nhất và đưa ra những tư vấn tốt nhất cho bạn.