Những lưu ý khi chọn phương pháp ép cọc bê tông móng nhà? Giữa hai phương pháp ép cọc Neo và Ép cọc Tải Sắt.
Khi lựa chọn phương pháp ép cọc nền móng công trình cần căn cứ vào một số đặc điểm sau:

Tải trọng yêu cầu của bên thiết kế xây dựng
Đối với hầu hết các công trình nhà dân, nhà phố hiện nay đều có thiết kế.
Trong đó, một trong những phần quan trọng nhất đó là phần kết cấu móng. Các kĩ sư thiết kế sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để tính toán tải trọng. Và sau đó đưa ra phương pháp nền móng phù hợp.
Hiện nay, phương pháp móng cọc bê tông khá phổ biến với các công trình nhà dân, nhà phố. Không phải chúng tôi làm ép cọc nói như thế vì mục đích cá nhân. Mà hãy quan tâm đến thực tế, những ưu nhược điểm của phương pháp móng cọc.
Không phải tự nhiên mà phương pháp này được các đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công lựa chọn. Đúng không ạ?
Không dài dòng nữa, chúng ta vào thẳng vấn đề nào!
Bản thiết kế sẽ bao gồm một số thông tin chúng ta cần quan tâm khi thi công móng cọc. Đó là tải trọng yêu cầu của móng, số lượng tim cọc và tải trọng trên mỗi đầu cọc là bao nhiêu.
Thông số tải trọng trên mỗi đầu cọc sẽ bao gồm:. Pmin (Tải trọng nhỏ nhất), Pmax (tải trọng lớn nhất), Ptk (Tải trọng theo thiết kế).
Khi lựa chọn phương pháp ép sẽ dựa theo Pmin, Pmax và Ptk. Tải trọng giàn ép sẽ bằng 2Ptk
Đường giao thông vào công trình
Đây là một thực trạng phổ biến khi thi công các công trình nhà phố. Thường thì có khá nhiều hẻm nhỏ.
Do đó, việc tính toán, khảo sát trước khi thi công là vấn đề rất quan trọng.
Có thể khảo sát mặt bằng ép cọc trước khi thiết kế là cần thiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khảo sát miễn phí khi bạn cần. Đảm bảo được tiến độ thi công, không phải sửa bản thiết kế khi gặp vấn đề về giao thông vào công trình.
Đối với ép cọc bê tông nhà dân, nhà phố thì thường sử dụng hai phương pháp ép cọc là ép neo và ép tải.
Cả hai phương pháp này đều có các điều kiện để có thể thi công ép cọc.
Đối với phương pháp ép cọc bê tông Neo thì đường vào công trình có chiều rộng tối thiểu là 1,5m.
Đối với phương pháp ép cọc bê tông giàn máy Tải Sắt thì đường vào công trình phải rộng tối thiểu là 2,5m.
Mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công ép cọc cũng là một trong những lưu ý khi chọn phương pháp ép cọc.
Cũng như đường giao thông vào công trình. Mặt bằng thi công cũng phải có những điều kiện nhất định để có thể thi công ép cọc.
Đối với phương pháp ép Neo: Mặt bằng thi công có chiều ngang tối thiểu là 3m và chiều dài trên 10m.
Đối với phương pháp ép Tải Sắt: Mặt bằng thi công phải có chiều ngang tối thiểu 4m và chiều dài trên 15m.
Ngoài ra đối với mặt bằng hẹp cần khảo sát kĩ mặt bằng và phần vỉa hè phía trước công trình. (phía trước công trình cần thông thoáng để thuận tiện cho việc thi công)
Cấu trúc móng cũ và tình hình nhà kế bên
Móng cũ và các kết cấu cũ phía dưới công trình cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Khi thi công ép cọc cần phá bỏ để tránh tim cọc ép trùng với móng cũ. Khi khảo sát mặt bằng thi công chúng tôi luôn yêu cầu phá dỡ móng cũ trước khi vận chuyển máy móc.
Đối với các công trình nhà xây chen, công trình xây dựng kế bên các căn nhà có kết cấu yếu. Cần chọn các đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm. Khi đó, họ có thể đưa ra giải pháp để việc thi công diễn ra thuận lợi. Và đảm bảo an toàn cho nhà lân cận.
Trên đây là một số lưu ý khi lựa chọn phương pháp ép cọc bê tông dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi. Hy vọng nó giúp ích phần nào cho bạn khi thi công xây dựng.
Tham khảo các điều kiện khi thi công ép cọc Neo và ép cọc Tải Sắt tại đây.
Tham khảo thêm các vấn đề xung quanh chủ đề ép cọc bê tông tại đây.
Hotline tư vấn và khảo sát mặt bằng miễn phí: 097.210.2527